Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Kỳ thú ao Rong

Không cách quá xa Hà Nội nhưng ao Rong ở Kim Bảng, Hà Nam là một cái tên khá lạ đối với dân phượt, những người thích khám phá cảnh đẹp. Ao như một vũng nước giữa lưng chừng núi đá vôi quanh năm trong xanh, tươi mát cùng hệ thống hang động hoang sơ.

Chúng tôi biết đến nơi này từ một gợi ý hết sức tình cờ của bà chủ quán giải khát bên đường tại thị trấn Kim Bảng, Hà Nam: “Về Kim Bảng sao không vào ao Rong vãn cảnh, tắm mát. Mấy em nên đi một lần cho biết”.
Chẳng có biển chỉ dẫn, chỉ bằng lời chỉ đường của người chủ quán, chúng tôi vượt cầu Quế bắc qua sông Đáy rồi ngược quốc lộ 21A vài kilômet thì bắt gặp biển chỉ dẫn về Nhà máy ximăng Bút Sơn. Đoạn đường có vài kilômet nhưng phải mất rất nhiều lần hỏi đường mà chẳng thấy ao đâu.

Người tìm thân nhân của mộ liệt sĩ

Thời gian qua đã có rất nhiều người tình nguyện bỏ công sức, thời gian đi tìm mộ liệt sĩ cho gia đình các đồng đội hay người thân. Nhưng làng Mộc Bắc (Duy Tiên, Hà Nam) lại có một thương binh làm công việc ngược lại, là đi tìm thân nhân cho những nấm mộ liệt sĩ.

Dù có số điện thoại, nhưng chúng tôi phải liên tục hẹn mới được gặp ông Quân. Nhà ông cũng ba gian ngói đỏ, vườn chuối cây mít bình dị như bao người dân quê khác. Những thứ đáng giá trong nhà hầu như chẳng có gì, nhưng bằng khen, giấy khen và kỷ niệm chương... thì treo kín bốn bức tường.

Nhiệm vụ... không lương

Ông đang ngồi bên đống sổ sách, danh bạ điện thoại, ảnh, bản đồ, kính lúp... luôn mắt luôn tay tra cứu, nghe gọi điện thoại như mọi ngày ở nhà. Thấy chúng tôi, ông nói: “Hôm nay các cháu đến là may đó, chú mới vừa đi Hà Nội về nên nghỉ ở nhà, chứ mai chú lại lên đường”. Quả thật như lời ông nói, hai lần trước chúng tôi đến đều chỉ gặp được bà Kỳ - vợ ông. Biết mấy người trẻ đến gặp mình với mục đích gì rồi, nên ông chỉ ngay vào đống sổ sách và cho biết: “Việc này rất mất thời gian vì vô cùng phức tạp, người có tính nóng vội không làm được đâu các cháu à”.

Bảo tồn và phát triển thành công cá Trối Hà Nam.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam, thông qua việc thực hiện dự án "Nghiên cứu bảo tồn, ứng dụng và phát triển loài cá trối tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam", loài cá trối quý hiếm của địa phương đã được bảo tồn và phát triển thành công.



Cá trối là một loài cá quý hiếm, đặc hữu có tại đầm Tam Chúc, nằm ở vị trí giáp ranh giữa thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, Hà Nam.

Cá trối có hình  dáng bên ngoài giống cá quả, không có vây bụng. Gốc vây đuôi của cá trối có đốm tròn đen với vành trắng bao quanh như hình con mắt, đầu dẹp bằng, đỉnh đầu rộng và bằng thuôn về hai phía.

Cá có màu xanh hoặc xám hồng, phần lưng thẫm hơn, bụng trắng nhạt; có những con có nhiều hạt đốm trắng, vàng nhỏ phân bố dọc theo thân từ mang xuống đuôi.

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Kẽm Trống

Kẽm Trống là một di tích thắng cảnh quốc gia được công nhận năm 1962. Đây cũng là một địa danh nổi tiếng đã được nhắc đến trong thơ Hồ Xuân Hương. Kẽm Trống nằm cách Hà Nội 80 km về phía Nam, gần quốc lộ 1A và ở giữa địa phận 2 tỉnh Hà Nam và Ninh Bình.
Kẽm Trống là khoảng trống được tạo ra bởi "hai bên là núi giữa là sông" như lời của nữ sĩ Xuân Hương đã vịnh cảnh:

“Hai bên thì núi, giữa thì sông
Có phải đây là Kẽm Trống không
Gió đập cành cây khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
Ở trong hang đá hơi còn hẹp
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng
Qua cửa mình ơi, nên ngắm lại
Nào ai có biết nỗi bưng bồng”

'Tam Cốc - Bích Động' ở Hà Nam

Sự kết hợp hài hòa giữa Hang Luồn và Ao Dong mang đến cho Hà Nam một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, phù hợp với những dịp nghỉ ngắn ngày khi liền kề ngay Hà Nội.
Tuy không phải là thành phố du lịch nhưng Phủ Lý, Hà Nam sở hữu khá nhiều danh thắng hoang sơ với vẻ đẹp trữ tình. Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến là điểm du lịch Hang Luồn - Ao Dong ở thôn Bút Phong, xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng.


Từ thành phố Phủ Lý, bạn đi qua cầu Hồng Phú bắc qua sông Đáy, theo quốc lộ 21 đến cây số 11, rẽ trái 500 m là tới Hang Luồn - Ao Dong. Mặc dù chưa được khai thác du lịch nhưng nhờ vẻ đẹp tương đồng với danh thắng Tam Cốc - Bích Động của Ninh Bình, trong khi chỉ cách địa phận thủ đô hơn 20 km, nên những năm gần đây, Hang Luồn - Ao Dong đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách, đặc biệt là từ Hà Nội.

Bệnh viện Bạch Mai xây cơ sở 2 tại Hà Nam,

Ngày 6/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam trao quyết định giao đất và bàn giao mặt bằng cho Bệnh viện Bạch Mai xây dựng cơ sở 2 tại xã Liêm Tuyền, huyện Thanh Liêm.
Cơ sở 2 của Bệnh viện sẽ được xây dựng trên diện tích gần 21 ha với khu điều trị 1.000 giường bệnh và Viện Điều dưỡng 500 giường. Kinh phí đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Dự kiến công trình sẽ khởi công trong năm 2014, hoàn thành năm 2016.

BV Bạch Mai cơ sở 2 với quy mô 1.000 giường được xây dựng trên diện tích 21 ha tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và nằm sát cơ sở 2 của bệnh viện Việt Đức. Toàn bộ khu đất rộng 21 ha đã được san lấp, giải phóng mặt bằngl
Ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Hà Nam là tuyến giữa, khu vực trung chuyển. Vì thế, cơ sở 2 này có thể đón bệnh nhân từ phía Nam ra như Quảng Bình, miền Trung và cả của một số tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên và từ Hà Nội - tác dụng giảm tải rất lớn.

"Đây sẽ là một trong những bệnh viện hiện đại nhất Việt Nam, ngang tầm khu vực. Chúng tôi sẽ đưa vào đây nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật mũi nhọn, nhờ đó người dân mắc bệnh hiểm nghèo trước kia không cứu được thì nay sẽ được cứu sống. Những cán bộ có chuyên môn, trình độ cao sẽ làm bộ khung cho cơ sở mới", ông Quốc Anh nói.

Dự kiến Bệnh viện sẽ mời các chuyên gia nước ngoài thiết kế kiến trúc cho sơ sở 2 này. Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai dự định xây dựng cơ sở 2 tại Khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc (Hà Nội) trên diện tích 14 ha.

Ngoài Bệnh viện Bạch Mai, sắp tới huyện Thanh Liêm còn là nơi Bệnh viện Việt Đức và một số bệnh viện khác triển khai xây dựng cơ sở 2.

Khi bom rượu vang 'lấn át' trống Đọi Tam

Nghề làm trống Đọi Tam (Duy Tiên, Hà Nam) đã được lưu truyền hơn nghìn năm nay.Hiện nay, làng trống vẫn còn đó, nhưng bom rượu vang dần lấn át vị trí độc tôn…

“Phải biết nắm bắt thời cuộc”

Mới đến đầu làng, mặc dù vào tầm 1 giờ trưa nhưng chỗ nào cũng nghe thấy tiếng cưa, tiếng đục đục, đẽo đẽo.
Theo sự chỉ dẫn của người dân trong làng, chúng tôi đến được nhà anh Phạm Chí Tân, xưởng chuyên sản xuất bom rượu vang lớn nhất làng Đọi Tam.Bom rượu vang làng Đọi Tam có hình dáng như một chiếc trống, đường kính mặt trên khoảng 20cm, chiều dài 30cm.

Chuyện dở khóc dở cười ở làng chữa bệnh vô sinh

Hiếm muộn đang là nỗi ám ảnh của biết bao cặp vợ chồng trong xã hội hiện đại. Chính hiện trạng đó đã giúp ngôi làng cổ An Thái (Yên Mỹ, Bình Lục, Hà Nam) với hơn 100 người hành nghề chữa bệnh vô sinh đang thay da đổi thịt từng ngày. Có tìm hiểu về ngôi làng đặc biệt này mới thấy biết bao câu chuyện dở khóc dở cười xung quanh những hệ lụy oái oăm của nó.

Hàng trăm tấm biển thế này tại làng An Thái

Nghệ nhân Lê Ngọc Hùng – Một tiếng vang làng trống Đọi

Không chỉ là nghệ nhân giỏi, mà ông Lê Ngọc Hùng ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam còn là người thầy tâm huyết với nghề làm trống. Để bảo tồn và phát triển hơn nữa làng nghề truyền thống thủ công, làng trống Đọi Tam rất cần những người con ưu tú như nghệ nhân Lê Hùng để “giữ lửa và truyền lửa” cho thế hệ sau.

Tâm huyết với nghề

Từ lâu, làng Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã nổi tiếng với nghề truyền thống thủ công của tổ tiên, đó là làm trống.

Nồi cá kho và câu chuyện thương mại điện tử Việt

Trong suốt nhiều năm, cá kho được om trong nồi đất chỉ là món đặc sản của riêng làng Vũ Đại (Hà Nam). Chỉ những người ai may mắn sống gần khu vực này mới có cơ hội thưởng thức "Cá kho làng Vũ Đại", còn thực khách hâm mộ ở phương xa chỉ có thể nghe tả bằng lời mà thôi.

Tuy nhiên, đó là câu chuyện của 4 năm trước. Giờ đây, chỉ cần một cú điện thoại hoặc một thao tác đặt hàng qua web, bất cứ ai cũng có thể đặt mua món cá kho trứ danh này, bởi nồi cá làng Vũ Đại đã... lên web.