Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Kỳ thú ao Rong

Không cách quá xa Hà Nội nhưng ao Rong ở Kim Bảng, Hà Nam là một cái tên khá lạ đối với dân phượt, những người thích khám phá cảnh đẹp. Ao như một vũng nước giữa lưng chừng núi đá vôi quanh năm trong xanh, tươi mát cùng hệ thống hang động hoang sơ.

Chúng tôi biết đến nơi này từ một gợi ý hết sức tình cờ của bà chủ quán giải khát bên đường tại thị trấn Kim Bảng, Hà Nam: “Về Kim Bảng sao không vào ao Rong vãn cảnh, tắm mát. Mấy em nên đi một lần cho biết”.
Chẳng có biển chỉ dẫn, chỉ bằng lời chỉ đường của người chủ quán, chúng tôi vượt cầu Quế bắc qua sông Đáy rồi ngược quốc lộ 21A vài kilômet thì bắt gặp biển chỉ dẫn về Nhà máy ximăng Bút Sơn. Đoạn đường có vài kilômet nhưng phải mất rất nhiều lần hỏi đường mà chẳng thấy ao đâu.

Người tìm thân nhân của mộ liệt sĩ

Thời gian qua đã có rất nhiều người tình nguyện bỏ công sức, thời gian đi tìm mộ liệt sĩ cho gia đình các đồng đội hay người thân. Nhưng làng Mộc Bắc (Duy Tiên, Hà Nam) lại có một thương binh làm công việc ngược lại, là đi tìm thân nhân cho những nấm mộ liệt sĩ.

Dù có số điện thoại, nhưng chúng tôi phải liên tục hẹn mới được gặp ông Quân. Nhà ông cũng ba gian ngói đỏ, vườn chuối cây mít bình dị như bao người dân quê khác. Những thứ đáng giá trong nhà hầu như chẳng có gì, nhưng bằng khen, giấy khen và kỷ niệm chương... thì treo kín bốn bức tường.

Nhiệm vụ... không lương

Ông đang ngồi bên đống sổ sách, danh bạ điện thoại, ảnh, bản đồ, kính lúp... luôn mắt luôn tay tra cứu, nghe gọi điện thoại như mọi ngày ở nhà. Thấy chúng tôi, ông nói: “Hôm nay các cháu đến là may đó, chú mới vừa đi Hà Nội về nên nghỉ ở nhà, chứ mai chú lại lên đường”. Quả thật như lời ông nói, hai lần trước chúng tôi đến đều chỉ gặp được bà Kỳ - vợ ông. Biết mấy người trẻ đến gặp mình với mục đích gì rồi, nên ông chỉ ngay vào đống sổ sách và cho biết: “Việc này rất mất thời gian vì vô cùng phức tạp, người có tính nóng vội không làm được đâu các cháu à”.

Bảo tồn và phát triển thành công cá Trối Hà Nam.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam, thông qua việc thực hiện dự án "Nghiên cứu bảo tồn, ứng dụng và phát triển loài cá trối tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam", loài cá trối quý hiếm của địa phương đã được bảo tồn và phát triển thành công.



Cá trối là một loài cá quý hiếm, đặc hữu có tại đầm Tam Chúc, nằm ở vị trí giáp ranh giữa thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, Hà Nam.

Cá trối có hình  dáng bên ngoài giống cá quả, không có vây bụng. Gốc vây đuôi của cá trối có đốm tròn đen với vành trắng bao quanh như hình con mắt, đầu dẹp bằng, đỉnh đầu rộng và bằng thuôn về hai phía.

Cá có màu xanh hoặc xám hồng, phần lưng thẫm hơn, bụng trắng nhạt; có những con có nhiều hạt đốm trắng, vàng nhỏ phân bố dọc theo thân từ mang xuống đuôi.

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Kẽm Trống

Kẽm Trống là một di tích thắng cảnh quốc gia được công nhận năm 1962. Đây cũng là một địa danh nổi tiếng đã được nhắc đến trong thơ Hồ Xuân Hương. Kẽm Trống nằm cách Hà Nội 80 km về phía Nam, gần quốc lộ 1A và ở giữa địa phận 2 tỉnh Hà Nam và Ninh Bình.
Kẽm Trống là khoảng trống được tạo ra bởi "hai bên là núi giữa là sông" như lời của nữ sĩ Xuân Hương đã vịnh cảnh:

“Hai bên thì núi, giữa thì sông
Có phải đây là Kẽm Trống không
Gió đập cành cây khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
Ở trong hang đá hơi còn hẹp
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng
Qua cửa mình ơi, nên ngắm lại
Nào ai có biết nỗi bưng bồng”

'Tam Cốc - Bích Động' ở Hà Nam

Sự kết hợp hài hòa giữa Hang Luồn và Ao Dong mang đến cho Hà Nam một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, phù hợp với những dịp nghỉ ngắn ngày khi liền kề ngay Hà Nội.
Tuy không phải là thành phố du lịch nhưng Phủ Lý, Hà Nam sở hữu khá nhiều danh thắng hoang sơ với vẻ đẹp trữ tình. Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến là điểm du lịch Hang Luồn - Ao Dong ở thôn Bút Phong, xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng.


Từ thành phố Phủ Lý, bạn đi qua cầu Hồng Phú bắc qua sông Đáy, theo quốc lộ 21 đến cây số 11, rẽ trái 500 m là tới Hang Luồn - Ao Dong. Mặc dù chưa được khai thác du lịch nhưng nhờ vẻ đẹp tương đồng với danh thắng Tam Cốc - Bích Động của Ninh Bình, trong khi chỉ cách địa phận thủ đô hơn 20 km, nên những năm gần đây, Hang Luồn - Ao Dong đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách, đặc biệt là từ Hà Nội.

Bệnh viện Bạch Mai xây cơ sở 2 tại Hà Nam,

Ngày 6/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam trao quyết định giao đất và bàn giao mặt bằng cho Bệnh viện Bạch Mai xây dựng cơ sở 2 tại xã Liêm Tuyền, huyện Thanh Liêm.
Cơ sở 2 của Bệnh viện sẽ được xây dựng trên diện tích gần 21 ha với khu điều trị 1.000 giường bệnh và Viện Điều dưỡng 500 giường. Kinh phí đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Dự kiến công trình sẽ khởi công trong năm 2014, hoàn thành năm 2016.

BV Bạch Mai cơ sở 2 với quy mô 1.000 giường được xây dựng trên diện tích 21 ha tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và nằm sát cơ sở 2 của bệnh viện Việt Đức. Toàn bộ khu đất rộng 21 ha đã được san lấp, giải phóng mặt bằngl
Ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Hà Nam là tuyến giữa, khu vực trung chuyển. Vì thế, cơ sở 2 này có thể đón bệnh nhân từ phía Nam ra như Quảng Bình, miền Trung và cả của một số tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên và từ Hà Nội - tác dụng giảm tải rất lớn.

"Đây sẽ là một trong những bệnh viện hiện đại nhất Việt Nam, ngang tầm khu vực. Chúng tôi sẽ đưa vào đây nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật mũi nhọn, nhờ đó người dân mắc bệnh hiểm nghèo trước kia không cứu được thì nay sẽ được cứu sống. Những cán bộ có chuyên môn, trình độ cao sẽ làm bộ khung cho cơ sở mới", ông Quốc Anh nói.

Dự kiến Bệnh viện sẽ mời các chuyên gia nước ngoài thiết kế kiến trúc cho sơ sở 2 này. Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai dự định xây dựng cơ sở 2 tại Khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc (Hà Nội) trên diện tích 14 ha.

Ngoài Bệnh viện Bạch Mai, sắp tới huyện Thanh Liêm còn là nơi Bệnh viện Việt Đức và một số bệnh viện khác triển khai xây dựng cơ sở 2.

Khi bom rượu vang 'lấn át' trống Đọi Tam

Nghề làm trống Đọi Tam (Duy Tiên, Hà Nam) đã được lưu truyền hơn nghìn năm nay.Hiện nay, làng trống vẫn còn đó, nhưng bom rượu vang dần lấn át vị trí độc tôn…

“Phải biết nắm bắt thời cuộc”

Mới đến đầu làng, mặc dù vào tầm 1 giờ trưa nhưng chỗ nào cũng nghe thấy tiếng cưa, tiếng đục đục, đẽo đẽo.
Theo sự chỉ dẫn của người dân trong làng, chúng tôi đến được nhà anh Phạm Chí Tân, xưởng chuyên sản xuất bom rượu vang lớn nhất làng Đọi Tam.Bom rượu vang làng Đọi Tam có hình dáng như một chiếc trống, đường kính mặt trên khoảng 20cm, chiều dài 30cm.

Chuyện dở khóc dở cười ở làng chữa bệnh vô sinh

Hiếm muộn đang là nỗi ám ảnh của biết bao cặp vợ chồng trong xã hội hiện đại. Chính hiện trạng đó đã giúp ngôi làng cổ An Thái (Yên Mỹ, Bình Lục, Hà Nam) với hơn 100 người hành nghề chữa bệnh vô sinh đang thay da đổi thịt từng ngày. Có tìm hiểu về ngôi làng đặc biệt này mới thấy biết bao câu chuyện dở khóc dở cười xung quanh những hệ lụy oái oăm của nó.

Hàng trăm tấm biển thế này tại làng An Thái

Nghệ nhân Lê Ngọc Hùng – Một tiếng vang làng trống Đọi

Không chỉ là nghệ nhân giỏi, mà ông Lê Ngọc Hùng ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam còn là người thầy tâm huyết với nghề làm trống. Để bảo tồn và phát triển hơn nữa làng nghề truyền thống thủ công, làng trống Đọi Tam rất cần những người con ưu tú như nghệ nhân Lê Hùng để “giữ lửa và truyền lửa” cho thế hệ sau.

Tâm huyết với nghề

Từ lâu, làng Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã nổi tiếng với nghề truyền thống thủ công của tổ tiên, đó là làm trống.

Nồi cá kho và câu chuyện thương mại điện tử Việt

Trong suốt nhiều năm, cá kho được om trong nồi đất chỉ là món đặc sản của riêng làng Vũ Đại (Hà Nam). Chỉ những người ai may mắn sống gần khu vực này mới có cơ hội thưởng thức "Cá kho làng Vũ Đại", còn thực khách hâm mộ ở phương xa chỉ có thể nghe tả bằng lời mà thôi.

Tuy nhiên, đó là câu chuyện của 4 năm trước. Giờ đây, chỉ cần một cú điện thoại hoặc một thao tác đặt hàng qua web, bất cứ ai cũng có thể đặt mua món cá kho trứ danh này, bởi nồi cá làng Vũ Đại đã... lên web.

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Ngọc Lũ - trống đồng Lạc Việt điển hình

“Trong các trống đồng Lạc Việt, trống đồng Ngọc Lũ là to nhất, có hoa văn phong phú và điển hình nhất”, học giả Đào Duy Anh viết trong cuốn Lịch sử cổ đại Việt Nam.

Những đám cúng tế ở đình làng Ngọc Lũ khoảng những năm 1893-1894 đã có thêm một vật thiêng là chiếc trống đồng Ngọc Lũ. Trống được tìm thấy khi một số lão nông đắp đê. Nhưng niềm vui đó không dài, một họa sĩ Pháp đến đình làng vẽ trống đã báo cho công sứ Hà Nam biết. Nhân có cuộc đấu xảo ở Hà Nội năm 1902, công sứ Hà Nam đã   cho lý dịch làng Ngọc Lũ mang trống lên góp. Sau đó, Viện Viễn đông Bác cổ mua lại, trở nên nổi tiếng trên thế giới, để rồi Bảo tàng Lịch sử tiếp nhận và giữ trống cho đến ngày nay.

Đại học Hà Hoa Tiên - Trường không có hiệu trưởng

Theo quy chế về trường đại học tư thục, chủ tịch Hội đồng quản trị được quyền quản trường và được kiêm nhiệm cả chức vụ hiệu trưởng. Vì thế, không ít trường ĐH tư đã không cần tới vai trò của hiệu trưởng, nhiều trường không có cả vị trí này.



Thay hiệu trưởng như thay áo

Trường ĐH Hà Hoa Tiên (Hà Nam) đã hơn 3 năm nay hoạt động trong tình trạng không có hiệu trưởng.

Hà Nam được xây dựng Khu Đại học Nam Cao 19.000 tỷ đồng

   Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý (tháng 6/2014) cho UBND tỉnh Hà Nam chuyển mục đích sử dụng 14,5 héc-ta đất trồng lúa để thực hiện Dự án hạ tầng Khu Đại học Nam Cao. Theo đó, khu Đại học Nam Cao được xây dựng tại huyện Duy Tiên và TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam từ 2013 - 2015.


Cơ sở đào tạo thực nghiệm ĐH Xây Dựng (cơ sở 3)
   Quy mô dự kiến khoảng 74.000 sinh viên. Khu Đại học gồm tổ hợp các cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; là một bộ phận của mạng lưới trường đại học, cao đẳng.

Khu Đại học Nam Cao gồm nhiều pháp nhân khác nhau, được đầu tư xây dựng trong không gian quy hoạch thống nhất, bảo đảm tính đồng bộ, hiện đại; được khai thác hệ thống hạ tầng và các tiện ích chung, đồng thời tự chủ trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu phát triển của mình, phù hợp với quy hoạch xây dựng Khu Đại học đã được phê duyệt.

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Cận cảnh lâu đài đắt bậc nhất Việt Nam

Lâu đài Tổng Hải Sơn của đại gia Phủ Lý (Hà Nam) có diện tích hơn 3.000 m2, bốn mặt tiền, với chi phí xây dựng khoảng 100 tỉ đồng là một trong những lâu đài đắt bậc nhất Việt Nam hiện nay.
Tòa lâu đài Tổng Hải Sơn, hay còn gọi là lâu đài Thanh Phủ Lý tọa lạc tại một vị trí vô cùng đặc biệt, có đến 4 mặt tiền trong đó một mặt là đường quốc lộ 1A ngay tại km0 (Trung tâm TP. Phủ Lý - Hà Nam) đối diện ga Phủ Lý. Mặt thứ hai phía là cầu Hồng Phú. Mặt thứ 3 nằm ngay bên con sông Đáy, nơi có di tích lịch sử năm xưa Lý Công Uẩn khi rời đô ra Thăng Long đã đi qua. Mặt còn lại đối diện Trung tâm Thương mại Phủ Lý mới. 
 Lâu đài Tổng Hải Sơn của đại gia Phủ Lý - Hà Nam
Theo những người dân sống gần Tổng Hải Sơn, chủ nhân của tòa lâu đài này là một đại gia của đất Phủ Lý có sở thích chơi cây cảnh và sưu tầm đồ cổ. Loại cây cảnh được trưng bày trong khuôn viên lâu đài Tổng Hải Sơn có giá trị thấp nhất là vài trăm triệu đồng/cây, cao nhất là vài tỉ đồng. 
Tòa lâu đài được xây dựng trên khuân viên rộng 3.000 m2, thiết kế 5 tầng, diện tích sàn là 300 m2. Riêng chi phí xây thô tòa lâu đài đã tiêu tốn của gia chủ khoảng 20 tỷ đồng. Phần gỗ trang trí là loại gỗ đỏ quý hiếm cũng tốn khoảng 50 tỉ đồng, trong đó có cây gỗ nguyên khối lên đến 1 triệu USD.
"Đây là một tòa lâu đài có thể được gọi là hàng đầu VN hiện nay với kiến trúc cổ điển cuối thể kỉ 18. Lâu đài được xây dựng trong khoảng thời gian 5 năm với các nghệ nhân tay nghề tinh xảo bậc nhất Việt Nam. Ông chủ cũng là một người vô cùng cầu kì, tỉ mỉ, am hiểu về nghệ thuật nên chỉ cần làm sai 1 chi tiết là có thể đập đi để làm lại" - anh Phạm Minh Thành, Công ty cổ phần kiến trúc AC, đơn vị thi công tòa lâu đài Tổng Hải Sơn cho biết.
Dưới đây là một số hình ảnh về tòa lâu đài Tổng Hải Sơn (Phủ Lý - Hà Nam):
 

Gia tộc 1 ngón tay và con người tài hoa

Người dân xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hàng chục năm nay vẫn âm thầm nể phục những thành viên của gia đình có những người một ngón ấy. Trong gia tộc, tất cả mọi người, mỗi bàn tay họ chỉ có một ngón, đôi bàn chân người có hai ngón co quắp lại với nhau.
<>Khi sinh ra tất cả chỉ một ngón
Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, hai cụ thân sinh ra ông đều tham gia Kháng chiến chống Pháp, ngôi nhà ông xưa kia từng là cơ sở cách mạng che giấu các chiến sĩ cộng sản trong thời kỳ chiến tranh ác liệt nhất. Hiện tại trong nhà ông vẫn còn lưu giữ tấm bằng khen của nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng với nội dung khen tặng "Gia đình có công với cách mạng trong Kháng chiến chống Pháp".
Hình ảnh Tài hoa của người chỉ có một ngón tay số 1
Ông Nguyễn Hữu Tiến
Số phận éo le đổ lên gia đình ông khi hai cụ thân sinh ra ông có 6 người con thì trong số đó ông Tiến và ông Tuấn (em trai ông Tiến - PV) mang dị tật bẩm sinh.

Về lại nhà Bá Kiến ở làng “Vũ Đại”

Người ta biết đến "Bá Kiến" và làng "Vũ Đại" thông qua tác phẩm "Chí Phèo" của cố nhà văn Nam Cao. Nhưng, rất ít ai biết đến những câu chuyện thăng trầm xung quanh ngôi nhà Bá Kiến thực, vốn là nguyên mẫu trong tác phẩm xuất sắc của cố nhà văn này.
<>"Báu vật" của làng
Men theo tỉnh lộ 972 dọc sông Châu khoảng 40km thì đến làng Đại Hoàng, xã Nhân Hậu, phủ Lý Nhân (nay là xóm 11, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam)- một địa danh đi vào văn học một thời. Tại đây, vẫn còn ngôi nhà cổ của "Bá Kiến" nổi tiếng.
Hiện có rất ít tư liệu chính thống nói về xuất xứ của ngôi nhà này, tuy nhiên người dân ở đây vẫn xem ngôi nhà cổ giống như "báu vật" của làng. Cũng bởi một điều, ngôi nhà đã từng chứng kiến bao thăng trầm của những tầng lớp người trong xã hội xưa, nó cũng là chứng tích ghi dấu về một chế độ phong kiến ở Bắc kỳ thời bấy giờ. Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 900m2, cửa ngoảnh theo hướng Tây-Nam.
Hình ảnh Về lại nhà Bá Kiến ở làng “Vũ Đại” số 1
Ngôi nhà Bá Kiến còn được lưu giữ tới nay
Theo những tài liệu và căn cứ vào xuất xứ của nó, căn nhà hiện nay đã tồn tại trên 100 năm.

Âm vang tiếng trống năm xưa


Những tục lệ lạ ở làng trống Đọi Tam

Ở ĐỌI TAM, NGHỀ LÀM TRỐNG CHỈ TRUYỀN CHO CON TRAI VÀ CON DÂU CHỨ KHÔNG TRUYỀN CHO CON GÁI. ĐÂY LÀ NỘI QUY TRUYỀN MIỆNG CỦA TẤT CẢ CÁC GIA ĐÌNH TRONG LÀNG, ĐẶC BIỆT CẤM KỴ VIỆC TRUYỀN NGHỀ CHO NGƯỜI NGOÀI.

Từ sáng sớm tinh mơ, trên khắp các con đường, người ta đã nghe thấy tiếng búa, tiếng cưa xoèn xoẹt... Không khí vô cùng hối hả đó chính là đặc trưng của làng trống gia truyền Đọi Tam.
Nghe nói về chiếc trống to nhất Việt Nam đã lâu, nay tôi mới có dịp tới làng nghề đã làm nên chiếc trống đó - làng Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy tiên, tỉnh Hà Nam. Nằm dưới chân núi Đọi, Đọi Tam nổi tiếng là một làng nghề gia truyền có từ lâu đời.
Đọi Tam mang dáng dấp của một làng Việt cổ với những cây đa, cây gạo xù xì cả trăm năm tuổi, giếng làng với những cây si toả bóng, rễ chảy dài dưới mặt nước, đình làng là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá, tâm linh của làng đều còn giữ được nguyên vẹn mà ít nơi nào có được.
 
Những tục lệ 'kỳ lạ' ở làng trống Đọi Tam
Làng trống Đọi Tam là một làng nghề lâu đời với những chiếc trống khổng lồ
 
Tìm đến nhà ông Lê Ngọc Hùng, một nghệ nhân nổi tiếng trong làng, tôi được ông cho biết, nghề làm trống ở Đọi Tam đã có từ lâu đời (trên 1.000 năm),

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của làng lụa mang danh "á hậu Việt Nam"

Làng lụa Nha Xá (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam) chỉ đứng sau làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nôi) về quy mô và tiếng tăm.


Hình ảnh Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của làng lụa mang danh á hậu Việt Nam số 1
Từ đầu thế kỷ XX, làng lụa Nha Xá đã được các lái buôn hàng lụa thị trường Sài Gòn - Chợ Lớn tín nhiệm về chất lượng sản phẩm. Hiện tại, từ đầu làng đã nghe thấy tiếng máy dệt hoạt động cả ngày và đêm.
 Hình ảnh Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của làng lụa mang danh á hậu Việt Nam số 2
 Ông Thành, một người làm lụa lâu năm tại Nha Xá cho biết, gia đình ông đã có 5 đời làm lụa. Đến nay, lớp trẻ tiếp tục nối tiếp cha ông, làm ra những thước lụa xuất khẩu đi khắp nơi.

Thăng trầm nhà “Bá Kiến” ở làng Vũ Đại

Ở xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam hiện còn lưu giữ một ngôi nhà gỗ 16 cây cột lim mái ngói, với nhiều hoa văn họa tiết tinh xảo. Ngôi nhà này đã trải qua hơn 100 năm với nhiều đời chủ... và nhiều lần “chết hụt”. Đó chính là ngôi nhà “Bá Kiến”, nguyên mẫu trong tác phẩm “Chí Phèo” của cố nhà văn Nam Cao.
<>Kiến trúc độc đáo
Cách trung tâm thành phố Phủ Lý (Hà Nam) chừng 40km theo đường tỉnh lộ là xóm 11, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam (xưa kia gọi làng Đại Hoàng, xã Nhân Hậu, Phủ Lý Nhân - Hà Nam) quê hương của cố nhà văn Nam Cao. Và cũng chính cố nhà văn Nam Cao là người đã viết nên tác phẩm để đời “Chí Phèo” với những nhân vật nổi tiếng “Chí Phèo - Thị Nở - Bá Kiến”. Vậy nhưng ít ai biết đến những câu chuyện thăng trầm xung quanh ngôi nhà “Bá Kiến” thực, vốn là nguyên mẫu trong tác phẩm xuất sắc “Chí Phèo” của cố nhà văn này.

Ngôi nhà vốn thuộc sở hữu của ngụy viên Bắc kỳ Bá Bính. Bá Bính tên thật là Trần Duy Bính (không rõ năm sinh, mất năm 1946) được cố nhà văn Nam Cao tiết lộ chính là nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm “Chí Phèo”.

Chuyện lạ về một lương y bại liệt

Bị bại liệt từ bé nhưng với ý chí và nghị lực anh đã vượt qua tất cả để tự học và trở thành một lương y có tiếng ở vùng đất Hà Nam, một giám đốc về xây dựng. Không những vậy, anh còn tham gia tích cực nhiều công tác xã hội giúp người tàn tật vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Và tình yêu cũng đã đến với anh -Thiên diễm tình đẹp như cổ tích đó đã gây chấn động bao trái tim những người đang yêu.
Hình ảnh Chuyện lạ về một lương y bại liệt số 1
Anh Trần Quang Dũng
<>Tự học


Đó là Trần Quang Dũng sinh năm 1982 ở Duy Tiên (Hà Nam). Từ lúc 2 tháng tuổi, một cơn sốt ác nghiệt đã khiến đôi chân Dũng bị teo tóp và hoàn toàn không cử động được. Gia đình cũng đã đưa anh đi chữa trị nhiều nơi nhưng đều vô hiệu. Năm lên 6 tuổi, nhìn chúng bạn đi học, Dũng nằng nặc đòi đi bằng được. Nhưng, bố mẹ không thể  cho Dũng đến trường vì cậu vừa bị bại liệt vừa đau ốm triền miên.

Kỷ vật còn lại của người vẽ lá cờ Tổ quốc

Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến, quê ở xã Duy Tắc, huyện Duy Tiên, Hà Nam là người trước đây được giao sứ mệnh vẽ lá cờ tổ quốc để kêu gọi hiệu triệu, chiến đấu.
Hiện những kỷ vật của liệt sĩ Tiến đang được người con duy nhất là cụ Nguyễn Thị Xu (84 tuổi) lưu giữ cẩn thận suốt bao năm qua.
Hình ảnh Kỷ vật còn lại của người vẽ lá cờ Tổ quốc số 1

Những vần thơ và cũng là lời nhắn nhủ cuối cùng, sau khi khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến bị thực dân Pháp xử bắn vào ngày 28/8/1941. Trước khi ra pháp trường, ông đã để lại lời nhắn tha thiết về lòng yêu nước, căm thù giặc cũng như tinh thần bất khuất, cùng niềm tin vào tương lai. Những dòng nhắn nhủ của liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến được in ra và treo ngay trên tấm chân dung của ông do cố nhạc sĩ Văn Cao vẽ.

Cận cảnh lâu đài đắt bậc nhất Việt Nam

Lâu đài Tổng Hải Sơn của đại gia Phủ Lý (Hà Nam) có diện tích hơn 3.000 m2, bốn mặt tiền, với chi phí xây dựng khoảng 100 tỉ đồng là một trong những lâu đài đắt bậc nhất Việt Nam hiện nay.
Tòa lâu đài Tổng Hải Sơn, hay còn gọi là lâu đài Thanh Phủ Lý tọa lạc tại một vị trí vô cùng đặc biệt, có đến 4 mặt tiền trong đó một mặt là đường quốc lộ 1A ngay tại km0 (Trung tâm TP. Phủ Lý - Hà Nam) đối diện ga Phủ Lý. Mặt thứ hai phía là cầu Hồng Phú. Mặt thứ 3 nằm ngay bên con sông Đáy, nơi có di tích lịch sử năm xưa Lý Công Uẩn khi rời đô ra Thăng Long đã đi qua. Mặt còn lại đối diện Trung tâm Thương mại Phủ Lý mới.
Hình ảnh Cận cảnh lâu đài đắt bậc nhất việt nam số 1
Theo những người dân sống gần Tổng Hải Sơn, chủ nhân của tòa lâu đài này là một đại gia của đất Phủ Lý có sở thích chơi cây cảnh và sưu tầm đồ cổ. Loại cây cảnh được trưng bày trong khuôn viên lâu đài Tổng Hải Sơn có giá trị thấp nhất là vài trăm triệu đồng/cây, cao nhất là vài tỉ đồng.
Hình ảnh Cận cảnh lâu đài đắt bậc nhất việt nam số 2
Tòa lâu đài được xây dựng trên khuân viên rộng 3.000 m2, thiết kế 5 tầng, diện tích sàn là 300 m2. Riêng chi phí xây thô tòa lâu đài đã tiêu tốn của gia chủ khoảng 20 tỷ đồng. Phần gỗ trang trí là loại gỗ đỏ quý hiếm cũng tốn khoảng 50 tỉ đồng, trong đó có cây gỗ nguyên khối lên đến 1 triệu USD.

Làng hoa Phù Vân, Phủ Lý

Chỉ cách trung tâm thành phố Phủ Lý chừng 6 km, xua đi sự ồn ào của chốn thành thị, đi về phía nam xã Phù Vân (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), người ta dễ dàng nhận ra làng hoa Phù Vân với những cánh đồng hoa trải dài.Chỉ cách trung tâm thành phố Phủ Lý chừng 6km, xua đi sự ồn ào của chốn thành thị, đi về phía nam xã Phù Vân (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), người ta dễ dàng nhận ra làng hoa Phù Vân với những cánh đồng hoa trải dài. Từ đầu xóm đến cuối xóm, đâu đâu hoa cũng đua nhau khoe sắc. Một không gian hoa bao trùm khắp xóm: hoa ngoài cánh đồng, hoa trong vườn, hoa trước cửa, hoa trang trí trong nhà... Đúng là làng hoa!

Lịch sử Hà Nam

Hà Nam thời tiền sử và sơ sử
Cách đây 225 triệu năm toàn bộ vùng đất của Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình còn nằm sâu dưới đáy biển. Cuối kỷ Jurat hay đầu kỷ Bạch phấn, một vận động tạo sơn đã tạo nên vùng đá vôi của 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình hiện nay.

 Đa số các núi đá phân bố dọc hữu ngạn sông Đáy, có rất ít ngọn nằm ở tả ngạn. Khoảng 70 triệu năm trước đây, chế độ biển kết thúc, thay thế là một quá trình bồi tụ để hình thành đồng bằng cổ. Phù sa mới và việc hình thành đồng bằng trên cơ sở tạo nên vùng đất thấp là trầm tích trẻ nhất châu thổ Bắc bộ.

Hà Nam là vùng đất được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, sông Đáy và thu nhận đất đai bị bào mòn từ vùng núi cao trôi xuống. Ngoài những ngọn núi, Hà Nam còn được bao bọc bởi những con sông. Đó là sông Hồng ở phía Đông, sông Đáy ở phía Tây, sông Nhuệ ở phía Bắc, sông Ninh ở phía Nam và nhiều con sông khác chảy trong tỉnh.

Chính những điều kiện tự nhiên đã tạo cho vùng đất này các đặc trưng về văn hóa lịch sử của một khu vực giao thoa hay vùng đệm kết nối văn hóa từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và chính những đặc điểm này đã hình thành nên tính cách của người Hà Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.




Theo kết quả khảo cổ thì người nguyên thuỷ đã xuất hiện ở Hà Nam trên dưới 1 vạn năm vào buổi đầu thời kỳ đồ đá mới và đồ gốm thuộc nền văn hóa Hoà Bình, văn hóa Bắc Sơn. Cũng có thể do sự bùng nổ dân số từ sơ thời kỳ đại kim khí nên bắt đầu đã có cư dân xuống trồng lúa nước ở vùng chiêm trũng. Họ được xem như những người tiên phong khai thác châu thổ Bắc bộ.
Hà Nam dưới các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 (1285) vua tôi nhà Trần đã rút khỏi Thăng Long theo sông Thiên Mạc về Thiên Trường. Trên đường rút lui, quân ta dựa vào các điểm chốt để mai phục quân địch.


Cuộc dời đô của Lý Thái Tổ năm Canh Tuất (1010) qua đất Hà Nam chắc chắn nhận được sự đóng góp cả vật chất lẫn tinh thần của nhân dân Hà Nam. Bởi lẽ cuộc rời đô đòi hỏi cần nhiều nhân lực, vật lực.
Năm 1069, Lý Thánh Tông hạ chiếu thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Đoàn quân khổng lồ 5 vạn người đi qua Phủ Lý Nhân, nhân dân Hà Nam là những người ủng hộ, giúp đỡ rất nhiều cho đội quân của triều đình.
Tại Thi Sơn (Kim Bảng) còn lưu giữ nhiều chuyện kể về cuộc hành quân 1069 và Nguyên soái Lý Thường Kiệt.
Sau khi chiến thắng Chiêm Thành vua Lý Thánh Tông đã đi thuyền qua Lý Nhân. Sách Đại nam nhất thống chí viết: "Vua Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, giết Sạ Đẩu, phu nhân (Mỵ Ê) bị bắt…" và khi qua Lý Nhân, Mỵ Ê đã nhảy xuống sông tự vẫn. Hiện tại đền Mỵ Ê phu nhân ở Lý Nhân.

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Khánh thành lầu chuông chùa Trinh Tiết

Chùa Trinh Tiết thôn Động Xuyên (xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm) vừa tổ chức lễ bổ nhiệm trụ trì và khánh thành lầu chuông, yên vị tượng hộ pháp. Tham dự buổi lễ có đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam , Hội Phật giáo tỉnh, lãnh đạo các cấp, các vị chư tôn, hòa thượng, thượng tọa, đại đức các chùa trong và ngoài tỉnh cùng hàng nghìn tăng ni, phật tử thập phương. Được biết, lầu chuông với kiến trúc Huế được khởi công xây dựng từ tháng 8/2013 tọa lạc trên đỉnh núi Trinh Tiết gồm 2 tầng mái hệ 4 cột và 7 tầng tháp hệ lục lăng. Quả chuông nặng trên 700kg, cao gần 2m. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 1 tỷ đồng do phật tử thập phương xa gần phát tâm công đức.
Hòn đá trên núi Trinh Tiết được cho là có khả năng tự lớn.

Hoàng Hải

Con cò “kêu” cứu!

Khoảng từ tháng Bảy đến tháng Mười (âm lịch) hàng năm, đàn cò trên đường di trú thường tập trung nghỉ chân, kiếm ăn rất đông ở một số xã trên địa bàn huyện Kim Bảng (Hà Nam). Thông thường "đất lành chim đậu” nhưng thật tiếc, đàn cò đã vô tình đậu vào "đất tử” ! 


Cò bày bán la liệt tại đầu cầu Quế, thị trấn Quế, huyện Kim Bảng (Hà Nam)

Vài tháng nay, vào các buổi chiều , trên một số tuyến đường Bùi Dị, Lê Công Thanh, Nguyễn Văn Trỗi…thuộc thành phố Phủ Lý lại tấp nập cảnh người mua bán cò. Trên đường Bùi Dị (đối diện sân vận động Phủ Lý), người bán cò liên tục nâng lên hạ xuống những xâu cò, lông bị vặt trụi, thân rỉ máu. Những con cò còn sống trong lồng đều đã bị đâm thủng mắt bằng chính chân lông của nó mà  người bán giải thích là "làm thế khỏi bị cò mổ mắt” ! Theo quan sát, mỗi lồng cò chứa khoảng 50 - 60 con. Nhìn lũ cò, con thì ngơ ngác, con thì ngấp ngoải "dở sống dở chết” vì trước đó đã bị người ta quăng quật. Càng xót xa hơn khi người ta trông thấy cảnh "giết cò”. Mỗi con cò được làm sạch sẽ như trên bán ra cũng chỉ được từ 17 – 20 nghìn đồng.

Được biết, từ độ lúa con gái đến khi gặt, đàn cò về rất đông để kiếm ăn và tập trung nhiều nhất ở địa bàn một số xã như: Nhật Tân, Nhật Tựu,Văn Xá ( huyện Kim Bảng). Chẳng thế mà từ nhiều năm nay, giữa chốn "đồng không mông quạnh”, có hẳn 2 quán lớn chuyên món thịt chim trời lúc nào cũng nườm nượp thực khách,..

Tổng quan về tỉnh Hà Nam

Hà Nam nằm ở tọa độ địa lý trên 20o vĩ độ Bắc và giữa 105- 110o kinh độ Đông, phía Tây - Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ.
Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km (là cửa ngõ phía Nam của thủ đô), phía Bắc giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp Hòa Bình. Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố: thành phố Phủ Lý (tỉnh lỵ của tỉnh), huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục.

Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài gần 50km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như: Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 38. Hơn 4.000 km đường bộ bao gồm các đường Quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, thị trấn đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa. Hơn 200 km đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường đã được xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tạo thành một mạng lưới giao thông khép kín, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới. Từ thành phố Phủ Lý có thể đi tới các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc bộ.
Tài nguyên đất đai với địa hình đa dạng là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Hà Nam có diện tích tự nhiên 851 km2 nằm trong vùng trũng của đồng bằng sông Hồng và giáp với vùng núi của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc. Phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng. Đất đai ở vùng này rất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Vùng đồng bằng phía Đông của tỉnh được tạo nên bởi phù sa của các sông lớn như: sông Đáy, sông Châu, sông Hồng. Đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, hoa màu, rau, đậu, thực phẩm. Những dải đất bồi ven sông đặc biệt thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, lạc, đỗ tương và cây ăn quả. Ngoài ra đây cũng là vùng thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển nghề chăn nuôi gia cầm dưới nước.

Đá vôi, nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Hà Nam, có trữ lượng lớn tới hơn 7 tỷ m3. Đây là nguyên liệu quan trọng cho phát triển các nghành công nghiệp sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng. Phần lớn các tài nguyên khoáng sản phân bố gần trục đường giao thông, thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển và chế biến. Sản phẩm xi măng Bút Sơn của Hà Nam hiện đã có mặt trong hầu hết các công trình xây dựng lớn của đất nước. Với tiềm năng khoáng sản, trong tương lai, Hà Nam có thể trở thành một trong những trung tâm công nghiệp vật liệu xây dựng lớn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Từ 2005 đến nay, kinh tế - xã hội của Hà Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, nông thôn được đầu tư phát triển; các lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ mới; đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 13%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của một số tỉnh trong vùng. Tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 23,4%/năm và các ngành dịch vụ tăng 18,6%/năm. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giống mới, trồng cây xuất khẩu, sản xuất lúa giống và nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi như sản xuất trên vùng đất trũng, kinh tế trang trại, kinh tế vườn đồi... đang tạo cho kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 39,68% năm 2005 lên 46,25% năm 2009, dịch vụ giảm từ 31,76% năm 2005 xuống còn 30,36% năm 2009, nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 28,55% năm 2005 xuống còn 23,39% năm 2009. Quá trình đổi mới theo hướng đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh làm cho hoạt động kinh tế trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trở nên sôi động, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế tư nhân, cá thể và các loại hình kinh tế khác trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Trong 5 năm, Hà Nam đã quy hoạch và được Chính phủ phê duyệt 8 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.780 ha tại các vị trí thuận lợi giao thông. Hiện có 4 khu công nghiệp đã được đầu tư cơ sở hạ tầng thu hút trên 100 dự án đầu tư, trong đó có 35 dự án đầu tư nước ngoài. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho gần 20 nghìn lao động, nộp ngân sách Nhà nước gần 300 tỷ đồng/năm. Đến năm 2010, giá trị sản xuất trong khu công nghiệp chiếm 55% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.


 Vị trí địa lý, sự đa dạng về đất đai, địa hình và thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ, hạ tầng kinh tế - xã hội đã phát triển của Hà Nam là những yếu tố tích cực để phát triển một nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp tiên tiến và đa dạng, cả về chăn nuôi và trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản. Tiềm năng về phát triển kinh tế của tỉnh còn rất lớn, với sự đầu tư mạnh mẽ, khai thác và sử dụng một cách hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong tương lai.

Một số trang thông tin tìm hiểu về Hà Nam

http://vanxahanam.blogspot.com/
http://dangxahanam.blogspot.com/
http://www.hanamtv.vn/
http://www.hanamcommunity.com/
http://hanam24h.org/
https://www.facebook.com/Love.HaNam
http://travelhanam.blogspot.com/
https://ssl.panoramio.com/user/2863975?with_photo_id=85005493

Ảnh rất đẹp:
https://ssl.panoramio.com/user/4337670
https://ssl.panoramio.com/?no_redirect

Dài cổ chờ nước sạch

Đã trở thành "phố xá" gần 10 năm nay, nhưng đến giờ hàng trăm hộ dân thuộc ba tổ 8, 9, 10 phường Quang Trung (TP.Phủ Lý, Hà Nam) vẫn chưa có nguồn nước sạch để dùng. 


Người dân đang phải sử dụng nước giếng khoan “ăn” với con sông Đáy ô nhiễm...
Người dân tổ 8,9,10 P. Quang Trung cho biết, những năm gần đây, sông Đáy bị ô nhiễm nặng. Nước ở sông Đáy ngấm vào mạch nước ngầm (nước giếng khoan) của người dân làm nguồn nước bị ô nhiễm. Mỗi khi bơm lên, nước có màu vàng nhạt và mùi khó chịu.
Hiện nay P. Quang Trung có 12 tổ dân phố, trong đó có 7 tổ chưa có nước sạch. Hằng ngày, người dân ở đây phải sử dụng nước giếng khoan bị ô nhiễm để sinh hoạt.
 Chị Phạm Thị Dung, trú tại tổ 9 cho biết, hiện nay nhà chị đang sử dụng nước giếng khoan và xây bể hứng nước mưa sử dụng. Nước giếng khoan thì chỉ sử dụng cho giặt giũ, tắm rửa chứ không ăn được. Còn nấu ăn thì phải sử dụng nước mưa.
“Vào mùa mưa thì không nói làm gì, nhưng đến mùa khô nắng nóng kéo dài, mưa ít thiếu nước sử dụng chúng tôi khổ lắm, phải dùng thật tiết kiệm. Ngày xưa nước ở sông Đáy chưa bị ô nhiễm nguồn nước ngầm cũng như nước sông trong vắt. Dân chúng tôi còn múc nước sông để nấu nướng, giờ thì nước đen ngòm rửa chân còn không được”, chị Dung bức xúc.
Ông Bùi Hồng Quang, tổ trưởng dân phố tổ 8 than: “Việc thiếu nước sạch của hơn 200 hộ dân sống trên địa bàn ba tổ dân phố tôi đều biết, thế nhưng tôi không có quyền hạn gì cả. Chính gia đình tôi cũng chịu chung cảnh ngộ với hàng trăm hộ dân này.
Trước đây, có ông tổ trưởng tổ 8 cũ cũng kiến nghị lên chính quyền đòi họ lắp đặt đường ông dẫn nước tới khu vực này nhưng chẳng ai giải quyết cho. Người dân cũng dần từ bỏ ý định đòi nước sạch mà quay về dùng tiếp nước giếng khoan”.
Điều lạ là, ngay trên địa bàn của phường đang có một trạm cấp nước sạch tập trung. Mộ số hộ cho biết, do địa bàn các tổ 8,9,10 hơi xa và phức tạp nên họ chưa thể kéo được đường ống dẫn nước tới khu vực này.
Được biết “Cách đây hơn 6 năm, Cty nước sạch và chính quyền địa phương đã đi khảo sát địa hình, đường sá để lắp đặt ống dẫn nước cho bà con. Trong cuộc họp ở phường chính quyền đã nói với người dân như vậy, khi đó dân chúng tôi mừng lắm, cứ ngồi chờ, rồi cứ ngồi chờ cho tới tận bây giờ” Ông Kì – một người dân cho biết.
Nhiều người dân cũng đã viết đơn kiến nghị lên UBND phường nhưng không nhận được ý kiến được phản hồi. Thậm chí, ông tổ trưởng tổ 8 cũ đã kiến nghị lên tận UBND TP Phủ Lý nhưng vẫn không ăn thua gì. Người dân lo ngại, việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Trương, Chủ tịch UBND phường Quang Trung cho biết: "Những kiến nghị của người dân trong phường đều được chúng tôi ghi nhận. Lộ trình dự án nước sạch của TP là từ năm 2012 – 2017. Hiện tại phường đang tiến hành triển khai các hạng mục trong dự án. 
Bây giờ, chúng tôi đang tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng nguồn nước mưa và hệ thống nước giếng khoan. Chúng tôi đã nhiều năm đề nghị lên UBND TP và tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhưng do đường trục chậm tiến độ nên Cty nước chưa thể kéo đấu nối đường ống đến các hộ dân".
Bà Đào Thị Kim Lương, PGĐ Cty CP Nước sạch Hà Nam cho biết, chi phí để đưa nước sạch đến các hộ dân ở các tổ này thấp nhất là 1,8 tỷ đồng. Về phía Cty, chúng tôi cũng muốn lắp đặt nhanh đường ống nước cho người dân được sử dụng, nhưng đường sá chưa quy hoạch. Nếu chúng tôi đầu tư lắp đặt đường ống nước xong sau làm lại đường phải tháo bỏ thì rất lãng phí.