Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Kỷ vật còn lại của người vẽ lá cờ Tổ quốc

Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến, quê ở xã Duy Tắc, huyện Duy Tiên, Hà Nam là người trước đây được giao sứ mệnh vẽ lá cờ tổ quốc để kêu gọi hiệu triệu, chiến đấu.
Hiện những kỷ vật của liệt sĩ Tiến đang được người con duy nhất là cụ Nguyễn Thị Xu (84 tuổi) lưu giữ cẩn thận suốt bao năm qua.
Hình ảnh Kỷ vật còn lại của người vẽ lá cờ Tổ quốc số 1

Những vần thơ và cũng là lời nhắn nhủ cuối cùng, sau khi khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến bị thực dân Pháp xử bắn vào ngày 28/8/1941. Trước khi ra pháp trường, ông đã để lại lời nhắn tha thiết về lòng yêu nước, căm thù giặc cũng như tinh thần bất khuất, cùng niềm tin vào tương lai. Những dòng nhắn nhủ của liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến được in ra và treo ngay trên tấm chân dung của ông do cố nhạc sĩ Văn Cao vẽ.

Hình ảnh Kỷ vật còn lại của người vẽ lá cờ Tổ quốc số 2

Theo tài liệu ghi lại, sau khi liệt sĩ Tiến hy sinh, để tỏ lòng tôn kính, nhớ tới liệt sĩ Tiến, giới văn nghệ sĩ đã phát động cuộc thi sáng tác chân dung liệt sĩ Tiến. Sau nhiều lần chọn lọc, cố nhạc sĩ Văn Cao may mắn là người được chọn vẽ chân dung liệt sĩ Tiến tặng gia đình cụ Xu. Bức chân dung thể hiện giây phút liệt sĩ Tiến ngồi vẽ lá cờ tổ quốc theo lệnh của đơn vị để lấy đó hiệu triệu các chiến sĩ cả nước chiến đấu. Sau ngày hòa bình lập lại, bản vẽ trên được chỉnh sửa lại phù hợp hơn nhưng vẫn dựa trên nguyên bản sáng tác.
Hình ảnh Kỷ vật còn lại của người vẽ lá cờ Tổ quốc số 3
Về thăm gia đình cụ Xu, trong ngôi nhà tuy nhỏ nhưng rất gọn gàng, bàn thờ liệt sĩ Tiến đặt chính giữa, hai bên trang trí những kỷ vật có liên quan đến cuộc đời của liệt sĩ Tiến, đó là những bộ quần áo, lá cờ, quyển vở ghi chép, ghọng sắt giam cầm…tất cả được cụ Xu cất giữ một cách rất cẩn thận, tuy đơn sơ nhưng vẫn khiến nhiều du khách xúc động khi được giới thiệu.
Hình ảnh Kỷ vật còn lại của người vẽ lá cờ Tổ quốc số 4
Cụ Xu giới thiệu sơ đồ tìm hài cốt liệt sĩ Tiến. Sau nhiều lần tiến hành tìm kiếm hài cốt nhưng không được, cách đây gần 7 tháng, nhờ một số người nắm giữ thông tin, cụ Xu cùng gia đình đã tiến hành đi vào tận Hóc Môn (Tp. Hồ Chí Minh) tìm kiếm, sau bao ngày tháng lăn lội khắp từ Bắc vào Nam, xới từng tấc đất, cuối cùng, phần mộ liệt sĩ Tiến cũng được tìm thấy, được chính quyền địa phương, đơn vị tổ chức cất bốc hết sức trang trọng theo đúng nghi lễ.
Hình ảnh Kỷ vật còn lại của người vẽ lá cờ Tổ quốc số 5
Sau khi hài cốt liệt sĩ Tiến được cất bốc, bộ quần áo này được làm thủ tục “nhập hồn” liệt sĩ Tiến, được đưa về trưng bày tại nhà thờ.
Hình ảnh Kỷ vật còn lại của người vẽ lá cờ Tổ quốc số 6
Lá cờ Tổ quốc phủ hài cốt liệt sĩ Tiến.

Hình ảnh Kỷ vật còn lại của người vẽ lá cờ Tổ quốc số 7
Những hình ảnh ghi lại quá trình cất bốc hài cốt liệt sĩ Tiến, được gia đình cụ Xu tìm thấy tại một khu đất ở ấp 7, xã Xuân Thời Thượng, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh.

Hình ảnh Kỷ vật còn lại của người vẽ lá cờ Tổ quốc số 8
Cụ Xu cầm trên tay miếng xích sắt còn sót lại nằm lẫn với hài cốt liệt sĩ Tiến. Theo tư liệu, sau khi khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, Nguyễn Hữu Tiến bị thực dân Pháp xử bắn vào ngày 28/8/1941. Khi biết liệt sĩ Tiến đã qua đời, giặc Pháp đã chôn cùng với xiềng xích còn nguyên trên tay, chân.

Hình ảnh Kỷ vật còn lại của người vẽ lá cờ Tổ quốc số 9
Tập tài liệu ghi lại cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng của liệt sĩ Tiến do nhà văn Sơn Tùng viết.
Hình ảnh Kỷ vật còn lại của người vẽ lá cờ Tổ quốc số 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét